Đây là một căn nhà ống tiêu biểu của đô thị Việt Nam nhưng thay vì được thiết kế khép kín như thường thấy, căn nhà hoàn toàn "mở tung" với tiêu chí thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng.
Căn nhà của một cặp vợ chồng ngoài 30 tuổi, trên lô đất có diện tích 4 x 20 m. Trong quá trình thiết kế, nhóm kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, Sanuki Daisuki, Nishizawa Shunri đã quan tâm đến các phương pháp tiếp cận sinh thái học, thông qua việc tham khảo nhiều nguyên tắc trong kiến trúc sinh khí hậu và kiến trúc nhà Việt Nam truyền thống với sân trong. Căn nhà chỉ cần điện chiếu sáng vào buổi tối và hoàn toàn không có bất kỳ một chiếc điều hòa nhiệt độ nào.
Double skin với mảng cây xanh và kính để tạo không khí mát.Cấu trúc ngôi nhà là khung bê tông cốt thép phổ biến ở Việt Nam. Mặt đứng trước và sau hoàn toàn được tạo nên bởi các lớp bồn hoa bằng bê tông, nối hai bức tường bên. Chiều cao và khoảng cách giữa những bồn hoa được điều chỉnh cho phù hợp với sự tăng trưởng của cây, từ 25 cm đến 40 cm. Để tưới cây và chăm sóc dễ dàng, ngôi nhà có hệ thống tưới tự động được đặt bên trong các bồn hoa.
Ngoài mặt đứng, mảng xanh còn được thiết kế trên mái để tạo ra một lớp vỏ bọc có tác dụng chắn ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, tiếng ồn từ đường phố và ô nhiễm. Ánh nắng không thể chiếu trực tiếp mà sẽ len lỏi qua lá cây và thay đổi hình dạng. Phía sâu bên trong sẽ là những lớp kính nên căn nhà được cách nhiệt rất tốt. Giữa mảng xanh và lớp kính là những khoảng rộng nên không khí sẽ không bị đốt nóng và thoát lên trên cao qua những dàn thép, tuần hoàn. Nhờ đó, không khí tồn tại trong nhà bao giờ cũng mát mẻ. Đây là giải pháp mà giới chuyên môn gọi là double skin (thuật ngữ về hai lớp da). Hiện nay, hầu hết các công trình xanh trên thế giới sử dụng double skin đều dùng hai lớp kính nhưng ở đây tác giả đã tạo được nét đặt biệt khi “lớp da ngoài” là cây xanh để góp phần hút bớt khí CO2 và nhả khí O2 nhằm cải thiện ô nhiễm môi trường.
Căn nhà hoàn toàn không cần điện chiếu sáng vào ban ngày.Trong nội thất, các bức tường ngăn giữa các phòng được dùng rất ít để tạo sự thông thoáng. Gió tự nhiên cũng luân chuyển dễ dàng hơn qua các khoảng không đó và những khoảng thông tầng. Nội thất tối giản giúp người ở có thể luôn nhìn thấy những mảng xanh của lá cây từ mọi ngóc ngách của ngôi nhà.
Ngôi nhà nhận được ánh sáng từ nhiều hướng khác nhau ở các thời điểm khác nhau trong ngày, tô điểm bởi ánh sáng từ điểm trung tâm của ngôi nhà. Vào buổi sáng và chiều, nắng tràn vào nhà len vào lá cây từ hai mặt tiền tạo ra một hiệu ứng đổ bóng đẹp trên các bức tường đá.
Sơ đồ thông gió, thoát khí nóng và ánh sáng. Ảnh: Oki Hiroyuki.Một trong những hạn chế của dạng công trình này tại Việt Nam là thiết kế phí khá cao, khoảng 250 triệu đồng so với chi phí xây dựng chỉ trung bình 10 triệu đồng một m2. Là công trình thuộc dạng mới ở nước ta nên theo kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, chi phí bị đội lên nhiều do phải đầu tư cho công tác quản lý và nghiên cứu. Dù vậy, nhóm thiết kế mong rằng các đô thị Việt Nam, nhất là tại những thành phố chật chội và ô nhiễm như Hà Nội và TP HCM sẽ có nhiều công trình tương tự để tạo nên bộ mặt xanh cho đô thị.
Ngôi nhà của một cặp vợ chồng ngoài 30 tuổi, nằm trên lô đất 4 x 20 m. Đây là một nhà ống tiêu biểu của đô thị Việt Nam nhưng thay vì được thiết kế khép kín, nó hoàn toàn "mở tung" với tiêu chí thân thiện với môi trường.
Tổng hợp từ nhiều nguân ( votrongnghia, vnexpress, remixdecor..)
Căn nhà của một cặp vợ chồng ngoài 30 tuổi, trên lô đất có diện tích 4 x 20 m. Trong quá trình thiết kế, nhóm kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, Sanuki Daisuki, Nishizawa Shunri đã quan tâm đến các phương pháp tiếp cận sinh thái học, thông qua việc tham khảo nhiều nguyên tắc trong kiến trúc sinh khí hậu và kiến trúc nhà Việt Nam truyền thống với sân trong. Căn nhà chỉ cần điện chiếu sáng vào buổi tối và hoàn toàn không có bất kỳ một chiếc điều hòa nhiệt độ nào.
Double skin với mảng cây xanh và kính để tạo không khí mát.Cấu trúc ngôi nhà là khung bê tông cốt thép phổ biến ở Việt Nam. Mặt đứng trước và sau hoàn toàn được tạo nên bởi các lớp bồn hoa bằng bê tông, nối hai bức tường bên. Chiều cao và khoảng cách giữa những bồn hoa được điều chỉnh cho phù hợp với sự tăng trưởng của cây, từ 25 cm đến 40 cm. Để tưới cây và chăm sóc dễ dàng, ngôi nhà có hệ thống tưới tự động được đặt bên trong các bồn hoa.
Ngoài mặt đứng, mảng xanh còn được thiết kế trên mái để tạo ra một lớp vỏ bọc có tác dụng chắn ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, tiếng ồn từ đường phố và ô nhiễm. Ánh nắng không thể chiếu trực tiếp mà sẽ len lỏi qua lá cây và thay đổi hình dạng. Phía sâu bên trong sẽ là những lớp kính nên căn nhà được cách nhiệt rất tốt. Giữa mảng xanh và lớp kính là những khoảng rộng nên không khí sẽ không bị đốt nóng và thoát lên trên cao qua những dàn thép, tuần hoàn. Nhờ đó, không khí tồn tại trong nhà bao giờ cũng mát mẻ. Đây là giải pháp mà giới chuyên môn gọi là double skin (thuật ngữ về hai lớp da). Hiện nay, hầu hết các công trình xanh trên thế giới sử dụng double skin đều dùng hai lớp kính nhưng ở đây tác giả đã tạo được nét đặt biệt khi “lớp da ngoài” là cây xanh để góp phần hút bớt khí CO2 và nhả khí O2 nhằm cải thiện ô nhiễm môi trường.
Căn nhà hoàn toàn không cần điện chiếu sáng vào ban ngày.Trong nội thất, các bức tường ngăn giữa các phòng được dùng rất ít để tạo sự thông thoáng. Gió tự nhiên cũng luân chuyển dễ dàng hơn qua các khoảng không đó và những khoảng thông tầng. Nội thất tối giản giúp người ở có thể luôn nhìn thấy những mảng xanh của lá cây từ mọi ngóc ngách của ngôi nhà.
Ngôi nhà nhận được ánh sáng từ nhiều hướng khác nhau ở các thời điểm khác nhau trong ngày, tô điểm bởi ánh sáng từ điểm trung tâm của ngôi nhà. Vào buổi sáng và chiều, nắng tràn vào nhà len vào lá cây từ hai mặt tiền tạo ra một hiệu ứng đổ bóng đẹp trên các bức tường đá.
Sơ đồ thông gió, thoát khí nóng và ánh sáng. Ảnh: Oki Hiroyuki.Một trong những hạn chế của dạng công trình này tại Việt Nam là thiết kế phí khá cao, khoảng 250 triệu đồng so với chi phí xây dựng chỉ trung bình 10 triệu đồng một m2. Là công trình thuộc dạng mới ở nước ta nên theo kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, chi phí bị đội lên nhiều do phải đầu tư cho công tác quản lý và nghiên cứu. Dù vậy, nhóm thiết kế mong rằng các đô thị Việt Nam, nhất là tại những thành phố chật chội và ô nhiễm như Hà Nội và TP HCM sẽ có nhiều công trình tương tự để tạo nên bộ mặt xanh cho đô thị.
Ngôi nhà của một cặp vợ chồng ngoài 30 tuổi, nằm trên lô đất 4 x 20 m. Đây là một nhà ống tiêu biểu của đô thị Việt Nam nhưng thay vì được thiết kế khép kín, nó hoàn toàn "mở tung" với tiêu chí thân thiện với môi trường.
Tổng hợp từ nhiều nguân ( votrongnghia, vnexpress, remixdecor..)